Trồng cây đinh lăng

Trồng cây đinh lăng , bán củ đinh lăng

03-05-2018 84 Comments 2976 Views

Đinh lăng là loại cây, có nhiều công dụng trong cuộc sống thường ngày.Trồng cây đinh lăng không chỉ mang lại nguồn thực phẩm cho mỗi bửa ăn mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.Dùng làm thực phẩm.

cach trong cay dinh lang

Cách Trồng Cây Đinh Lăng

-Lá cây đinh lăng có thể chế biến nhiều món ăn bổ ích cho sức khỏe. Canh lá đinh lăng nấu tôm, lá đinh lăng gói chả giò, đinh lăng nấu sườn non, đinh lăng kho cá riêu hồng, nem chua....

2.Làm dược liệu.

Cách Trồng cây đinh lăng

Cách Trồng cây đinh lăng

Chữa bệnh biến hoạt động, mệt mỏi

Rễ cây Đinh Lăng phơi khô, thái  mỏng đến 0.5 gam. Sắc chung với 100ml nước, đun phải sôi khoảng 15 phút. Uống đến 2 - 3 lần trong ngày

Thông tia sữa, căng vú sữa(cho bà bầu)

Rễ Đinh Lăng khoẳng 30 gam đến 40 gam. Sắc với 500ml  đến khi còn 250 ml là được. Uống khi nước còn ấm ngay sau khi sắc. Uống liền 2-3 ngày để chữa bệnh nhức vú, sau đó sữa có thể chảy bình thường.

 Chữa lành vết thương.

Giã nát lá Đinh lăng sau đó đắp đều lên vết thương,.

3.Cách trồng đinh lăng.

Cach trong cay dinh lang

Cách Trồng cây đinh lăng

Khi trồng cây đinh lăng chúng ta cần thực hiện bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây  sinh trưởng. Việc bón phân chia làm 2 giai đoạn: bón lót và bón thúc.

Bón lót: Trước khi trồng cây, chúng ta nên bón khoảng 13 tấn phân chuồng, khoảng 450 kg phân NPK. Bón toàn bộ trên diện tích canh tác nhưng tránh bón quá sát gốc cây non. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết để cây non phát triển.

Bón thúc: Thời gian bón thúc tốt nhất là vào mùa thu hàng năm.
-Với cây non năm đầu( trồng vào đầu mùa xuân) thì nên bón thúc sớm từ tháng 6. Mỗi sào sử dụng khoảng 8kg phân urê rắc vào má luống rồi lấp kín.
–Bắt đầu  từ năm thứ 2, mỗi hecta cần được bón thêm khoảng 6 tấn phân chuồng, 300kg NPK và 100kg kali. Thời gian bón là vào mùa thu, sau khi tỉa cành. Phân bón cần được phủ đất kín, đây là lượng dinh dưỡng cho cây sinh trưởng vào năm sau.

Trong quá trình trồng, lưu ý lớn nhất là không được để úng ngập. Cây Đinh Lăng sẽ bị thối rễ hoặc có thể chết nếu vùng đất bị ngập nước. Nhưng muốn cây phát triển tốt thì đất cần có độ ẩm nhất định. Vậy nên chúng ta nên phủ rơm hoặc bèo tây dưới gốc cây. Những ngày nắng thì nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Làm được như vậy cây sẽ phát triển tốt và cho chất lượng cao.

a.Phòng sâu bệnh

Giai đoạn đầu sau khi trồng, cây thường bị sâu xám ăn lá và vỏ thân. Chúng ta có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, nhưng với diện tích canh tác lớn thì nên sử dụng thuốc trừ sâu. Các cụ có câu phòng còn hơn chống, khi mới trồng chúng ta cần phun trước hoặc ngay khi phát hiện có sâu xám.

Các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G… trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô rắc vào quanh gốc cây đinh lăng, có tác dụng phòng trừ sâu xám rất hiệu quả. Ngoài ra có thể dùng các thuốc đơn Shecpain 36EC, Gottoc 250EC ; TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Sevin 40% & Sherpa 25EC, Diptere 80WP & Karate 2,5EC, Ganoi 95SP & Abamectin 36EC, Regent 800WG & Sokupi 0,36AS…

b.Cắt tỉa cành lá

Cắt tỉa cành cũng là việc khá quan trọng trong quá trình trồng Đinh Lăng. Mục đích của việc này là giúp cây tập chung dinh dưỡng để nuôi bộ rễ và một số cành nhất định.

Thời gian tỉa cành nên diễn ra vào tháng 9 hàng năm, hoặc có thể thực hiện vào khoảng tháng 4. Cắt bỏ một số cành thừa, cành nhỏ, chỉ để lại 1-2 cành lớn.

Chỉ nên tỉa những phần lá dầy, có nhiều lá già. Tránh việc tỉa trụi hoàn toàn cây, phải để lại một phần lá non và lá bánh tẻ trên nhánh chính. Cây bị tỉa quá nhiều sẽ bị chậm phát triển, việc cắt tỉa trở thành phản tác dụng.

4.Thu hoạch cây Đinh Lăng.

Cây Đinh Lăng sau khi trồng  khoảng 1-2  năm có thể thu hoạch. Thời điểm này bản thân cây đã tổng hợp, tích lũy được đáng kể chất bổ nhưng  khuyên rằng chúng ta nên trồng cây đến hoặc hơn 5 năm để có được giá trị y học tốt nhất.

Chúng ta nên thu hoạch cây Đinh Lăng vào mùa thu. Khi thu hoạch, chúng ta nên lưu ý thu hoạch từng phần một. Đầu tiên là thu hoạch lá cây, sau đó chọn hom giống rồi mới thu hoạch thân và củ.

Lá Đinh Lăng thu được đem đi hong khô, tránh nơi có nắng. Cuối cùng sấy cho thật khô.

Thân và rễ Đinh Lăng sau khi thu hoạch rửa sạch và để ráo nước trong 1 ngày sau đó phân loại và sơ chế . Tránh để quá 5 ngày, để lâu sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm.

Xem thêm :

Tin Liên Quan

0966 595 401