Sâm đương quy , cây đương quy có tác dụng gì ?

Sâm đương quy , cây đương quy có tác dụng gì ?

11-06-2020 84 Comments 2695 Views

Đương quy và những tác dụng không thể bỏ qua

Nhắc đến các loại dược liệu quý không thể không nhắc đến đương quy. Từ lâu các lương y đã tìm hiểu và áp dụng đương quy vào rất nhiều bài thuốc. Tác dụng của dược lý của đương quy rất đa dạng như chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyện, vô sinh,…

Tên gọi khác: Sâm đương quy, vân quy, tần quy, xuyên quy, nhân sâm dành cho phụ nữ.

Tên khoa học: Angelica sinensis

Họ: Hoa tán (Apiaceae)

tac dung cua cay duong quy

cây đương quy có tác dụng gì

Tìm hiểu về sâm đương quy

Đặc điểm thực vật

Sâm đương quy là loại cây thân thảo lớn và sống lâu năm ó chiều cao khoảng 40-80cm, nhiều cây có thể cao đến 1m khi ra hoa, thân hình trụ, màu tím và có rãnh dọc.

Lá sâm đương quy mọc so le và sẻ long chim 3 lần, hình mác dài, gốc lá phát triển thành be to và có đầu nhọn, mép lá có hình rangw cưa.

Hoa đương quy có màu trắng nhạt, mọc thành chùm ở ngọn, mùa hoa và tháng 7 đến tháng 8.

Qủa đương quy dẹt và có màu tím. Toàn thân đương quy có tỏa ra mùi thơm đặc biệt.

Phân bố

Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng ưa khí hậu ẩm ướt. Ở Việt Nam, sâm đương quy được trồng từ những năm 1960 và được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, vùng ven Hà Nội và ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đắc Nông,…

Thành phần hóa học của sâm đương quy

Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm khoảng 0,26-0,42%, đây cũng là thành phần quyết định chính đến tác dụng dược lý của đương quy. Ngoài tinh dầu, rễ đương quy còn có nhiều thành phần khác như các acid hữu cơ, coumarin, polyacetylen, polysachrid, acid amin, sterol, brefeldin và cá vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B1, B12, E.

Thu hái và chế biến

Thời điểm thu hoạch sâm đương quy tốt nhất là mùa thu. Cây đương quy thu hoạch về được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, rửa sạch rễ và sao khô hoặc phơi khô để dùng dần.

Sâm đương quy được chia thành 3 loại chính và có 3 cách chế biến:

Quy đầu: Chỉ lấy một phần về phía đầu của rễ

+ Quy thân: Loại bỏ đầu và đuôi của rễ

+ Quy vĩ: Chỉ lấy phần rễ và nhánh

Tác dụng dược lý của đương quy

Theo y học dân tộc cổ truyền:

Đương quy có vị ngọt đắng, hơi cay, tính ấm và có mùi thơm. Có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, chỉ huyết chủ trị chứng kinh nguyệt không đêu, thống kinh (đau bụng kinh), vô kinh (tắt kinh), các bệnh thai tiền sản hậu, chữa lành các vết lở loét, đau tê chân tay, mụn nhọt, táo bón.

Theo y học hiện đại:

Sâm đương quy có cả hai tác dụng lớn là co thắt và thư giãn tử cung. Nó còn được xem là chất kháng viêm giảm đau và làm dịu các triệu chứng đau bụng kinh.

Cũng theo y học hiện đại, đương quy không trực tiếp liên kết với thụ thể của hormone estrogen, cũng không làm dày màng tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng nó gián tiếp làm thay đổi nôi tiết tốt nữ, noài ra nó làm mach tuần hoàn, giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa các bệnh về nội tiết.

Đương quy còn dùng để tạo mùi thơm và chữa các bệnh về viêm khớp, các bệnh về da. Khi kết hợp với các loại thuốc khác có thể chữa xuất tinh sớm.

tac dung cua cay duong quy

cây đương quy có tác dụng gì

Sâm đương quy có tác dụng gì?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tuyệt vời như:

+ Tăng cường tuần hòa não: Sâm đương quy có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết.

+ Tăng cường sức đề kháng: Sâm đương quy tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào và tăng cường chuyển dạng lympho bào.

+ Điều trị bệnh phụ khoa: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, vô kinh, đau bụng kinh.

+ Trị táo bón: Sâm đương quy hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém và chữa trị tốt bệnh táo bón.

Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đương quy

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa từ đương quy

+ Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: sâm đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g sắc cùng 600ml nước cô đọng còn 200ml và uống 2 lần trong ngày.

Phụ nữ các các bệnh hậu sản (sau sinh): sâm đương quy 16g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, bạch tược 8g, gừng 4g, đậu đen sao 8g, trạch lan 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu thả 12g, bồ hoàn 10g, sắc cùng 1 lít nước còn 500ml nước uống trong ngày.

Phụ nữ bị động thai: sâm đương quy 120g, thược dược 600g, phục kinh 160g, bạch truật 160g, trạch tả 300g, xuyên khung 120g. Đem tất cả nguyên liệu đi tán mịn và dùng 1 ngày 3 lần với nước pha rượu.

Vô sinh nữ: đương quy 16g, bạch giao 8g, địa hoàng 14g, thược dược 12g, tục đoan 8g, đỗ trong 12g và sắc uống trong ngày.

Các bài thuốc trị bệnh khác từ sâm đương quy

Chữa huyết áp cao: đương quy, đẳng sâm nam ,sinh địa, mỗi vị 10g; trắc bách, táo chua, phục linh, vỏ trai mỗi vị 16g; cùng với 6g vân mộc hương và 3g hoàng liên. Sắc cùng 1 lít nước, còn 300ml và uống 3 lần trong ngày.

Chữa bệnh về răng miệng, môi miệng sưng, chảy máu: đương quy 1.6g, sinh địa 1.6g, thăng ma 2g, hoàng iên và mẫu đơn mỗi vị 1.2g sắc uống trong ngày.

Chữa táo bón, huyết nhiệt: đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4g, sính địa và tha ma mỗi vị 3g, hồng hoa 1g. Sắc với 600ml còn 300ml và uống 3 lần trong ngày.

Chữa bệnh mất ngủ: đương quy 12g, toan táo nhân 8g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, phục thần 10g và sắc uống trong ngày.

Trị viêm tuyến tiền liệt: hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên ăn thịt và uống nước, tuần ăn 2 – 3 lần.

Cách ngâm rượu đương quy

Rượu sâm đương quy là loại rượu tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người huyết áp thấp, kiên trì dùng với liều lượng hợp lý sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Cách ngâm rượu đương quy: đương quy, xuyên khung, thục địa mỗi vị 12g, bạch thược, đảng sâm, hoàng kỳ, phục kinh, cam thảo mỗi vị 8g.

Bạn lấy 5 thang thuốc với thành phần như trên ngâm với 1 lít rượu trắng và ngâm trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 ly nhỏ vào buổi tối và sáng.

tac dung cua sam duong quy

cây đương quy có tác dụng gì

Những lưu ý khi sử dụng đương quy

Mặc dù đương quy rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tuy nhiên cần cẩn trọng những trường hợp sau không được dùng đương quy:

+ Không dùng đương quy trong các trường hợp đại tiện phân lỏng và tiêu chảy

+ Tuyệt đối không dùng đương quy với thuốc chống đông

+ Tránh dùng đương quy cho người bị bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, viêm loét đường tiêu hóa

+ Ngưng sử dụng ngay nếu gặp phải một số tác dụng phụ như: Kích ứng da, chán ăn, rối loạn cương dương, huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa,….

Trên đây là những thông tin về sâm đương quy hi vọng bạn đọc có cái nhìn khách quan và biết sử dụng sâm đương quy đúng mục đích.

Xem thêm :

  1. Giá sâm bố chính 
  2. Hạt giống đẳng sâm
  3. Tác dụng của sâm cau đỏ

Tin Liên Quan

0966 595 401