Cây tam thất rừng , tác dụng tam thất hoang

Cây tam thất rừng , tác dụng tam thất hoang

26-06-2020 84 Comments 16988 Views

Đừng bỏ qua tác dụng của tam thất rừng

Tam thất bắc hay còn có tên gọi là Kim bất hoán với hàm ý là một dược liệu quý có vàng cũng không đổi được. Từ xa xưa, người ta đã ca ngợi tam thất rừng như một loại thần dược có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe. Đặc biệt củ tam thất rừng là dược liệu quý còn chữa trị được bách bệnh.

Tên gọi khác: Thổ sâm, kim bất hoán , sâm vũ điệp , trúc tiết nhân sâm

Tên khoa học của tam thất rừng: Panax pseudo-ginseng Wall

Họ: Nhân sâm

cay tam that rung

Tác dụng chữa bệnh tam thất hoang

Tìm hiểu về cây tam thất rừng

Đặc điểm thực vật của tam thất rừng

Tam thất bắc là loại cỏ nhỏ và sống lâu năm. Lá mọc theo vòng từ 3-4 lá một với cuống dài 3-6cm, ở mỗi cuống lá có 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân và có màu lục vàng nhạt. Qủa tam thất mọng, hình cầu dẹt và khi chín có màu đỏ, hạt màu trắng. 

Phân bố của sâm vũ điệp ( tam thất hoang)

Tam thất bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc biệt là tỉnh Vân Nam có quy mô trồng lớn nhất và chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, tam thất rừng còn được trồng tại Hàn Quốc và Triều Tiên.

Tam thất bắc là cây thảo đặc biệt ưa ẩm máy và mọc ở vùng núi cao trên 1.500m. Khi mùa đông, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C nhưn phần thân rễ của tam thất vẫn tồn tại. Tại Việt Nam, Tam thất bắc được tìm thấy nhiều ở Cao Bằng, Lào Cao, Hà Giang.

Bộ phận dùng làm thuốc

Tam thất bắc thường sử dụng rễ làm thuốc và thu hái từ trước khi ra hoa.

Khi thu hái củ tam thất bắt về rửa sạch, phơi hoặc sao khô rồi phân riêng các loại rễ rủ, rễ nhánh và thân rễ

Ngoài ra, người dân thường hái nụ hoa tam thất để làm trà và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Thành phần hóa học của tam thất rừng

Tam thất bắc chứa nhiều thành phần hóa hóa, tuy nhiên có 2 loại dược chất chính quý hiếm là Saponin và Flavonoid. Cụ thể:

+ Saponin: Đây là dưỡng chất quan trọng trong tam thất rừng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, nhờ thành phần này người ra sản xuất ra một hợp chất ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết và có tá dụng khác nhau lên từng bộ phận cơ thể. Do đó, saponin trong tam thất rừng giúp cơ thể chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa Ung thư.

+ Flavonoid: Đây là dưỡng chất quan trọng của tam thất rừng, giúp tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, tiêu sưng, giảm đau,…

Ngoài ra tam thất rừng còn có một số thành phần hóa học khác như ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid được phân lập từ toàn cây tam thất. Củ tam thất rừng có tinh dầu ở rễ, cụ thể α-guaien, β-guaien và octadecan,…

 

Tam thất bắc chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42–12%), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxainol.

Công dụng của tam thất rừng

+ Công dụng của củ tam thất

+ Bảo vệ và phòng tránh bệnh tim mạch: Nhờ vào thành phần noto ginsenosid trong củ tam thất làm giãn mạch máu giúp hạ huyết áo, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng như: rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, cao huyết áp.

+ Củ tam thất giúp cầm máu, tiêu sưng, tiêu ứ máu do bị chảy máu do va đập, chấn thương, bị ứ máu do phẫu thuật, ho ra máu, nôn ra máu,…

+ Phòng ngừa các bệnh đột quỵ bằng cách làm tan các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch, từ đó khai thông giúp máu được lưu thông.

+ Củ tam thất rừng được ứng dụng làm đẹp, giúp da trắng sáng, mịn màng và hóa mờ vết nám.

+ Kích thích tâm thần và chống trầm uất

+ Panacrin có trong củ tam thất rừng giúp hạn chế sự di căn của tế bào ung thư

tac dung tam that hoang

Tác dụng tam thất hoang 

Công dụng của nụ hoa tam thất

Nụ hoa tam thất có chứa chất nhân sâm như Rb1, Rb2 có vị ngọt, tính mát và có các công dụng tốt cho sức khỏe như:

+ Giải nhiết rất tốt, thải độc và tăng cường chức năng gan, thận.

+ Giúp hạ huyết áp chữa các bệnh như cao huyết áp, hoa mắt, rối loạn tiền đình,…

+ Nụ hoa tam thất rừng có tác dụng an thần, tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ chữa các chứng mất ngủ, ngủ không ngon, không mộng mị.

+ Tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi, giúp giảm stress, mệt mỏi cho người làm việc trong môi trường căng thẳng áp lực.

+ Nụ hoa tam thất bổ máu, phòng ngừa thiếu máu, đặc biệt cho phụ nữ sau sinh.

tac dung cu tam that hoang

Tác dụng tam thất hoang 

Liều dùng và cách dùng tam thất rừng

Liều dùng tam thất rừng khác nhau với từng người. Tùy vào từng độ tuổi và sức khỏe mà bác sĩ sẽ kê toa với liều lượng khác nhau.

Tuy nhiên thông thường liều lượng của tam thất rừng là 4-6g/ ngày ở dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. 

Ngoài uống trực tiếp với nước, bạn cũng có thể lấy 5g tam thất rừng chiêu với cháo loãng để ăn.

Ngoài ra ở một số trường hợp cầm máu tam thất được dùng ngoài da bằng cách giã đắp hoặc rắc thuốc. Thân cây, lá và nụ hoa tam thất rừng dùng làm chè hãm hoặc nấu uống.

Riêng đối với bệnh bạch cầu: Dùng 5g củ tam thất rừng kết hợp với 20g đương quy, 20g xuyên khung, 15g xích thược, 10g hồng hoa, sắc uống trong ngày.

Bạn có thể hãm nụ hoa tam thất với nước sôi và uống thay trà.

Những lưu ý khi dùng tam thất rừng

+ Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được dùng tam thất rừng vì có thể gây sảy thai.

+ Những trường hợp bị dị ứng với thành phần của tam thất rừng không nên dùng.

+ Thận trong khi sử dụng tam thất rừng cho trẻ em.

+ Khi bị tiêu chảy không được dùng tam thất rừng vì có nguy cơ gây tử vong.

+ Cẩn thận khi mua dạng bột nghiền sẵn để đảm bảo chất lượng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về tam thất rừng, khi có nhu cầu sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

ban cu tam that bac

Bán củ tam thất khô

Mua củ tam thất liên hệ 036 2644 740  hoặc 0966 595 401

Xem thêm :

Tin Liên Quan

0966 595 401