Cây ngải cứu , tác dụng của cây ngải cứu , công dụng của cây ngải cứu

Cây ngải cứu , tác dụng của cây ngải cứu , hình ảnh cây ngải cứu

25-09-2020 84 Comments 4581 Views

Cây ngải cứu là gì ?

- Còn gọi là ngải điệp , nhả ngải , cỏ linh li hay cây thuốc cứu là môt loại cây rau đã phổ biến trong đời sống . Cây ngải cứu vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tác dụng làm thực phẩm. Ở Việt Nam ngải cứu là cây sống khắp nơi và là loại cây dễ sống , từ mọc ở bờ rào , sân vườn , cho đến các chậu cảnh.

-Về nguồn gốc : ngải cứu phân bố Châu Á , Châu Âu , Bắc Mỹ , Alaska. Bắc Phi. Có tên khoa học là Artemisia Vulgaris

-Đặc điểm cây ngải cứu 

  1. Cây ngải cứu theo Tây Y chứa nhiều tinh dầu . Theo Đông y có vị cam , tính ấm và vị thơm
  2. Rễ loại rễ cọc , mọc ăn sâu vào trong đất.
  3. Thân cao từ 0.5-1m . thân non có lông tơ. Thân già thường có 2 loại , màu xanh hoặc màu tím.
  4. Lá có hình kép lông chim. Mặt trên lá xanh thẳm , mặt dưới có lớp long tơ trắng .
  5. Hoa : có dạng hình chuông rất nhỏ , hoa mọc ra từ nách lá , mọc theo chùm.
  6. Hạt rất nhỏ , như hạt cải màu hơi xám.
  7. Thành phần hóa học của cây ngải cứu. Chứa nhiều vitamin K , vitamin C , Vitamin B , Vitamin E ,sắc và canxi

tac dung chua benh cua cay ngai cuu

Tác dụng của cây ngải cứu

Tác dụng của cây ngải cứu ,

-Lá ngải cứu non ăn với trứng chiên. Ăn thường xuyên sẽ giúp hoạt huyết .

-Lá ngải cứu vò nát rồi vắt lấy nước  sẽ giúp tống sãn dịch cho thay phụ sau sinh. Tránh tắt tia sữa .

-Lá ngải cứu cộng giấm và lá lốt . Đấp trên các vùng đau khớp gối và thắt lưng .

- Lá ngải cứu phơi khô vò nát quấn thành điếu . Dùng hơi trên  các nguyệt trị bệnh.

- Ngãi cứu , hương phụ và ít mẫu chữa đau bụng kinh .

tac dung cua cay ngai cuu

Tác dụng chữa bệnh của cây ngãi cứu

Hình ảnh cây ngải cứu

-hinh anh cay ngai cuu

Hình ảnh cây ngải cứu 

hinh anh la ngai cuu

Hình ảnh lá cây ngải cứu

Công dụng lá ngải cứu

 +Tác dụng của dầu ngải cứu : được sãn xuất với phương pháp chưng cất loại bỏ hơi nước nên giữa được vị cay nồng của ngải cứu . Với thành phần ,  tricosanol, tetradecatrilin ,cineol, dehydro matricaria este có tác dụng  sát khuẩn , liền sẹo , giảm đau nhứt khớp. Có 2 cách dùng tinh dầu ngải cứu .

  • Dùng thoa trực tiếp lên chổ vai , hoặc khớp bị đau nhứt và xao nhẹ trong 5-6 phút .Sao đó rửa sạch bằng nước tại vị trí thoa.
  • Trị suy nhược cơ thể và đau nhứt toàn thân : Cách 1 dùng 5-7 giọt cho vào nước ấm sau đó tắm và kết hợp massa cho cơ thể để tận dùng mùi hương và chất thuốc có trong tin dầu.

cong dung la ngai cuu

Công dụng lá ngải cứu

+ Cách làm nhang ngải cứu và tác dụng của nhan ngải cứu

  • Nhan ngải cứu có các tác dụng như : Dùng nhan ngải cứu xoay vòng vào chổ nguyệt vị , xong từ trong ra ngoài cho tới khi vừa nóng . Làm khoản 2-3 lần để trị nấm da , mun nhọt.  Phương pháp thứ 2 giúp trị ngoài da là cầm nhan ngải cứu rà lên da cách da 1-2cm khi tới vị trí nóng giác thì nhất lên . Làm như vậy 3-4 lần.
  • Cách làm nhan ngải cứu : sau khi thu hoạch lá ngải cứu cần phơi trong nắng yếu . Phơi cho khô và vò nát , sao đó dùng máy làm mịn sợ. Sợ thu được gọi là ngãi nhung. Ngải nhung cháy lâu tắc và  chứa nhiều tinh dầu.

+ Xông lá ngải cứu có tác dụng gì

  1. Giúp điều khí , giảm đau, ôn hòa khi huyết , phòng chống bệnh tật
  2. Có thể xông hơi tại nhà , xông hơi trong các phòng spa hoặc dùng máy xông hơi.
  3. Lưu ý khi xông hơi : Không ăn quá no, quá đói, không uống nước nóng hoặc quá lạnh khi mới xông hơi.

+ Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu

  .Với các triệu chứng đau đầu như : đau nửa đầu , đau theo từng vùng hoặc đau theo từng quãng thì dùng phương pháp xông hơi sẽ cho hiệu quả cao. Vì khi xong hơi tinh chất dầu trong ngải cứu giúp máu lưu thông tốt hơn và các cơn đau đầu giảm dần. 

   a) Chữa đau đầu bằng cách xông hơi : các này dùng ngải cứu chung với các hương liệu khác. Có thể kết hợp với bồ kết hoặc vỏ bưởi . Hay dùng ngải cứu , xả hoặc lá chanh. Dùng một lượng vừa phải khoản 3-4kg . Mỗi loại 1/3 trộn chung và nấu  trong  nồi sao đó xông trong vòng 30-60 phút mỗi ngày.

   b) Chữa đau đầu với trứng chiên : dùng là ngải cứu non trộng với trứng và chiên có thể ăn thường xuyên sẽ giúp các cơn đầu giảm hẳng.

   c) Dùng ngải cứu rang với muối : có thể dùng luôn cả thân , lá non và hoa . Sao vàng trên chảo , sau đó cho thêm muối vào . Tiếp theo khi thắm muối có thể cho hỗn hợp ra một túi vải và đắp vào vùng trán . Sẽ giúp huyết mạch lưu thông giúp vận chuyển oxy lên nảo tốt và nhanh hết đau đầu.

+ Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

. Do trong thành phần có chứa chất aspirin , nên ngải cứu thường dùng nhiều trong các bái thuốc chữa thoát hóa khớp và giảm giảm đau các khớp.

  a) Ngải cứu với mật ong

  • Dùng 300g ngải cứu và 2 thìa mật ong.
  • Ngải cứu xoay nát , vắt lấy nước
  • Trộn nước ngải cứu và mật ong
  • Dùng uống mỗi ngày

  b) Ngải cứu với vỏ chanh, vỏ bưởi , đường phèn và rượu trắng

  1. Rửa sạch ngải cứu , bưởi lấy vỏ , chanh thái mỏng .Sau khi phơi cho ráo thì sao vàng hỗn hợp 3 loại . 
  2. Cho đường phèn vào hổn hợp trong 1-2 giờ
  3. Tiếp cho rượu trắng vào ngâm trong 2-3 tuần có thể dùng
  4. Mỗi ngày uống 1 ly tốt cho sức khỏe

  c) Ngải cứu với dấm và muối

  • Ngải cứu tươi 1 nắng , muối hạt , giấm ăn .
  • Giả nát ngải cứu , xong cho giấm ăn vào . Đun sôi giấm ăn cho đến khi nóng , sao đó cho muối vào . Cho hỗn hợp vào trong 1 túi vải và chờm vào vị trí đau nhứt

+ Các món ăn từ lá ngải cứu

  • Canh trứng ngải cứu
  • Gà ác hầm ngải cứu giúp bổ máu.
  • Canh thịt heo hầm ngải cứu

cac mon an tu la ngai cuu

Các món ăn từ lá ngải cứu

Trà ngải cứu có tác dụng gì , cách làm trà ngải cứu

- Vitamin B có trong trà giúp giảm cân, Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và tăng cường trao đổi chất 

-Trà ngài cứu khá dễ làm . Trà cây ngải cứu có thể dùng một mình , hoặc kết hợp các phụ liệu khác . Khi cây ngải cứu cao khoản 0.5-1m có  thể cắt 1/3 thân cây ngải cứu treo trên trần nhà cho đến khi khô có thể dùng pha trà .Hoặc có thể sấy nhiển cho vào  túi lọc .

Lưu ý khi dùng  ngải cứu

  1. Tránh dùng cho phụ nữ mang thai dưới 3 tháng tuổi 
  2. Người bị các vấn đề về đường ruột không nên dùng
  3. Không nên lạm dụng cây ngải cứu vì có thể gây hại cho gan và thận
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tin Liên Quan

0966 595 401